03.
Tôi ngồi đối diện bàn của Tạ Ngôn đã được 10 phút rồi, tiếng tích tắc của đồng hồ trên tường vẫn vang lên đều đặn và nhịp nhàng.
Tạ Ngôn cúi đầu sửa giáo án, nắng chiều xuyên qua ô cửa sổ trong veo chiếu vào gáy anh, vẽ ra một bóng hình mảnh khảnh mê người.
Anh ấy bảo tôi ngồi xuống rồi nói “chờ một chút” sau đó lơ tôi luôn.
Không phải là đang giận đó chứ?
Phải rồi, bị tỏ tình ngay ở nơi đông người như vậy cơ mà, làm sao mà vui nổi…
Tôi thẫn thờ nhìn cổ của anh ấy một hồi lâu, mãi đến khi có người gõ cửa mới định thần lại.
Đứng ở cửa là một nữ thần có thân hình cao ráo và thon gọn, cô ấy có mái tóc xoăn bồng bềnh kiểu Pháp và mặc một bộ vest công sở màu đen có cổ chữ V, cô ấy mỉm cười nhẹ nhàng: “Nghe nói anh đang cần một bộ đồ nữ à?”
Khi cô ấy đứng đó, tôi cảm thấy bản thân mình thật thất bại.
Tôi mà là Tạ Ngôn thì gặp cỏ gần hang ngon thế kia sống chết gì tôi cũng ăn cho bằng được.
Tạ Ngôn khá bình tĩnh chỉ vào tôi: “Quần áo của bạn tôi bị bẩn rồi.”
Cô đưa nó với nụ cười ấm áp: “Không biết có vừa không, đây là đồ mới đấy, cho cô này.”
Tôi cúi đầu nhìn vết trà sữa trên chiếc áo phông ngắn tay của mình, xấu hổ xoa xoa hai tay: “Cảm ơn, tôi sẽ sớm gửi trả lại cho cô.”
Người đẹp dựa vào lưng sô pha, nhìn tôi hồi lâu rồi nở một nụ cười mờ ám: “Bạn gái nhỏ của anh đấy à?”
Chưa cần đợi Tạ Ngôn đáp lại, tôi đã vội xua tay rồi cướp lời: “Không, tôi…tôi đến để phỏng vấn.”
Người đẹp nhướng mày, “ồ” lên một tiếng đầy ẩn ý: “Ồ…hóa ra là vậy, hai người nói chuyện đi nhé, tôi đi trước đây.”
Đó là ai vậy nhỉ?
Tôi lẩm bẩm trong lòng.
Chẳng lẽ là bạn gái cũ của anh ấy?
Tạ Ngôn chỉ phía trước bên trái: “Có nhà vệ sinh.”
Tôi hoàn hồn lại, ôm quần áo chạy một mạch vào nhà vệ sinh và khóa cửa lại.
Chiếc áo phông trên người tôi ướt sũng, lộ ra dấu vết của nội y.
Mặt tôi đỏ bừng và bắt đầu thay đồ, thay xong quay người soi gương, mặt càng đỏ hơn.
Chiếc váy trễ vai, hở hình tam giác ngược ở ngực.
Đường nét cần lộ ra đều được phơi bày hết.
Hoảng quá, tôi gọi điện cho cô bạn thân, đúng lúc cô ấy đang ngái ngủ, giọng khản đặc: “Tớ thấy ảnh rồi, cũng khá đẹp đấy, dáng người ổn lắm, cần lồi có lồi cần lõm có lõm như thế thì sao lại không mặc, mặc đi! Ăn anh ấy luôn!”
Rồi một giọng nói khác từ đầu dây bên kia vọng vào: “Cục cưng ơi, em đang gọi ai đấy? Lại đây đi, em không buồn ngủ à?”
Sau đó, tiếng kêu ngắn gọn đầy phấn khích của cô ấy vang lên, cuộc gọi kết thúc đột ngột…
Tôi: “...”
Tạ Ngôn gõ cửa: “Cô Sầm, quần áo có vấn đề gì sao?”
Tôi liếc nhìn cái áo phông chất đống trên bồn rửa mặt như một đống giẻ lau, thở dài một tiếng rồi vội vàng thu dọn, lấy tay che ngực, mặt đỏ bừng mở cửa.
Ánh mắt của Tạ Ngôn quét trên người tôi, từ mặt đến ngực rồi đến eo…
Anh ấy nhanh chóng rời mắt nhìn đi chỗ khác, bình tĩnh nói: “Đi ra ngoài đi.”
Tôi hơi xấu hổ ngồi lại vào bàn và nắm chặt tay một cách lo lắng.
“Thầy Tạ, lần này…em đến đây muốn thỉnh giáo anh một số vấn đề.”
Tạ Ngôn yên lặng nhìn tôi qua cặp kính.
“Em muốn hỏi về ứng dụng của các bài thơ cổ.” Tôi vừa nói vừa lấy bút sổ ghi chép ra.
Vì quá hồi hộp, tôi không thể lật trang đã viết tối qua, càng tìm không ra, tôi càng lo lắng, cuối cùng tôi cũng nhìn thấy “bản thảo phỏng vấn”.
Thở phào nhẹ nhõm, bắt đầu hỏi: “Thơ cổ tình sắc có những bài nào?”
Sau khi lời vừa nói ra, căn phòng ngập tràn một sự yên lặng chết chóc.
Trước vẻ mặt ngày càng nghiêm túc của Tạ Ngôn, tôi nuốt nước bọt và lặng lẽ lật trang, để lộ bản thảo phỏng vấn thực sự…
Những giọt mồ hôi lăn dài.
“Thầy Tạ…”
Tôi khóc không ra nước mắt: “Em không có ý đó…”
Trong đôi mắt ôn hòa của Tạ Ngôn ẩn chứa một sự sắc bén lạ thường.
Anh khoanh tay lại, lạnh lùng nói: “Học là cả một quá trình suy nghĩ. Thay vì trực tiếp đưa ra câu trả lời cho em, tôi muốn nghe xem cô Sầm đây biết những bài thơ khiêu dâm nào.”
Giọng điệu giao tiếp mang tính giao lưu học hỏi của anh làm tôi hơi buông lỏng.
Tôi ngồi thẳng lưng, ra cái vẻ chuyên tâm nghiên cứu học hỏi.
“Tô nhũ phấn hương hãn thấp giao cầm chẩn, xuân đậu tô dung miên vũ cao. Dục bãi đàn lang môn lộng xứ, linh hoa lương thấm tử bồ đào.”*
*Bài thơ tên “Tô nhũ” của một người thời nhà Đường tên Triệu Loan Loan. Bài thơ đề cập đến mỹ nam nổi tiếng lịch sử Trung Quốc thời nhà Tấn là Phan An. Triệu Loan Loan là kỹ nữ nổi tiếng của Bình Khang Phường, bài thơ này có thể nói là được viết bằng cơ thể, quả nho tím (tử bồ đào) trong bài thơ chính là để tả nhũ hoa của kỹ nữ sau khi tắm.
Tôi lén lút ngước mắt lên, thấy vẻ mặt Tạ Ngôn rất nghiêm túc, không có gì khác thường nên mạnh dạn nói tiếp.
“Hoa hiệp tằng tướng hoa nhị phá, liễu thùy phục bả liễu chi dao. Kim thương ao chiến tam thiên trận, ngân chúc quang lâm thất bát kiều.”*
*Thơ của tác giả vô danh trong dân gian Trung Quốc. Nội dung bài ý chỉ mưa ngoài cửa sổ vẫn chưa tạnh, nhưng vẫn không ngăn cản được đôi vợ chồng son quấn quýt lấy nhau đến nỗi hoa rụng, cành liễu rung trong đêm động phòng.
Đọc đến đây là mặt tôi đỏ bừng hết cả lên mà Tạ Ngôn trông vẫn cứ dửng dưng.
“Khai song thu nguyệt quang, diệt chúc giải la quần. Hàm tiếu duy hoảng lí, cử thể lan huệ hương.”*
*Bài thơ nghĩa là mở cửa sổ đón ánh trăng thu, tắt nến cởi váy trong rèm, miệng cười mà người tràn ngập hương ngọc lan.
Tôi lật thêm một trang, dừng lại một lúc lâu rồi nói: “Em không đọc nữa đâu, đọc nữa thì sẽ bị bắt lên đồn đó.”
May quá, tiếng chuông điện thoại vang lên kịp lúc cứu tôi một vố.
“Thỏ nhỏ, mau nghe điện thoại! Thỏ nhỏ, mau nghe điện thoại! Thỏ nhỏ, mau nghe điện thoại!”
Đây là nhạc chuông mẹ đặt riêng cho tôi, tôi không được được phép đổi.
Dưới ánh mắt và nụ cười nửa miệng của Tạ Ngôn, tôi bỏ sổ ghi chép xuống, vội vàng lấy điện thoại ra: “Xin lỗi…em…”
Tạ Ngôn cười nói: “Đi đi, tôi không để ý đâu.”
Tôi thở phào nhẹ nhõm, chạy vào nhà vệ sinh nghe điện thoại.
Tiếng cười sảng khoái của mẹ tôi từ đầu dây bên kia vang lên: “Alo, Chi Chi à, con đoán xem mẹ đã gặp ai nào? Ha ha, mẹ gặp được bạn từ hồi tiểu học đấy! Khéo quá đi mất thôi.”
Trán tôi nổi ba vạch đen thui: “Mẹ, con đang…xem mắt.”
Mẹ tôi hỏi: “Con nói đối tượng xem mắt của con là ai ấy nhỉ?”
Tôi quay đầu lại, sau khi xác định cửa đã đóng thì mới bắt đầu thì thầm: “Tạ Ngôn, giáo sư Lịch sử của đại học A.”
Đầu bên kia truyền đến một giọng nói vui vẻ không kém: “Alo, Chi Chi đấy hả con, con với Tiểu Ngôn ở bên nhau rồi à?”
Tôi bối rối.
“Xin hỏi…ai vậy ạ?”
Điện thoại của mẹ tôi bỗng nhiên bị giành mất, giọng nữ vừa rồi lập tức lớn tiếng hơn, giọng nói ngọt ngào đến chảy mật như dán vào tai tôi: “Chi Chi à, mẹ chồng đây.”
Mẹ chồng hả? Mẹ nào vậy? Mẹ nào bên nhà chồng của mẹ tôi hả?
“À à…chào mẹ chồng ạ.”
Dù sao thì gọi thế cũng được mà, không tính là thất lễ.
Đầu dây bên kia lại vang lên một tràng cười, mẹ tôi bắt máy: “Tối nay chúng ta đi ăn cơm, con với Tạ Ngôn cũng đi luôn nhé.”
Cho đến khi cúp điện thoại, tôi vẫn chưa hết hoang mang, bàng hoàng bước ra khỏi nhà vệ sinh thì nhìn thấy một cảnh tượng sốc đến nghẹt thở!
Ghi chép trong cuốn sổ của tôi đang được phô bày ngay trước mặt của Tạ Ngôn.
Tạ Ngôn gọi điện thoại nhưng ánh mắt vẫn bình tĩnh nhìn vào ghi chép của tôi.
“Tiếu Lâm Quảng Ký” - Thủ súng thi độc tọa thư trai thủ tá thê, thử tình bất dữ ngoại nhân tri. Nhược tướng tả thủ hoán hữu thủ, tiện thị đình thê tái thú thê.”*
*Ý nghĩa bài thơ này để chế giễu một người đàn ông chưa vợ, chỉ có thể ở trong phòng làm việc (thư phòng) mà mơ mộng, tưởng tượng rồi “tự xử”, tay trái là một “vợ”, đổi sang tay phải là một “vợ” khác.
Á á á á á…
Tội chạy như bay đến bàn, gấp vội cuốn sổ lại.
Tạ Ngôn siết chặt điện thoại, từ từ ngẩng đầu lên, bắt gặp ánh mắt đầy sát khí của tôi, nói với đầu dây bên kia: “Vâng, con biết rồi, con sẽ đưa cô ấy đến.”
Sau khi cúp điện thoại, trong phòng rơi vào một mảnh yên tĩnh quỷ dị.
Nói thật là nếu như giết người bịt đầu mối mà không bị đi tù thì chắc giờ phút này tôi cũng hành động luôn quá.
Tạ Ngôn cười, nụ cười của anh chứa đựng quá nhiều thứ, bất lực có, buồn cười có, trêu chọc có…
“Cô gái nào cũng…thẳng thắn giống cô Sầm đây sao?”
Tôi nghĩ anh ấy đang giữ thể diện cho tôi, hẳn là anh ấy muốn dùng từ “như sói như hổ”.
Tôi ôm tờ cuốn sổ trước ngực, mặt đỏ bừng, dùng hết sức bình sinh gào lên.
“Đúng vậy đó, em dựa vào chút tài mọn này để kiếm cơm mà, có một số việc nhất định phải biết một chút rồi! Anh muốn cười thì cứ cười đi.”
Tạ Ngôn đứng dậy và cầm lấy áo khoác của anh ấy: “Cô Sầm, tôi không có ý xúc phạm gì em đâu, chỉ là tôi đối với những thứ mới mẻ như thế này thì có chút không quen thôi. Đi nào, chúng ta đi ăn cơm.”
Tôi nhìn chằm chằm vào cổ áo bị cài cúc chặt khít của anh ấy, đột nhiên cảm thấy bực bội, anh sợ tôi ăn thịt anh hay gì á?