Đất nước rộng của nhiều, phong tục các nơi đều không giống nhau, đến nay vẫn còn có không ít chỗ lưu truyền "Khóc ca".
Cái gọi là "Khóc ca", thật ra chính là cách gọi chung của khóc gả và khóc tang.
Trước kia, tại một số vùng duyên hải, phụ nữ từng nhà đều phải tập hát "Khóc ca".
Các cô gái nơi đó cứ đến năm mười hai mười ba tuổi, mẹ và dì sẽ dạy cho các nàng hát “khóc ca”. Lúc đó, người lớn đi làm việc ngoài đồng, mấy cô bé sẽ ở cạnh đồng ruộng, vừa học nữ công vừa học “khóc ca”. Khi gần nhà có người tổ chức hôn lễ hoặc là đám tang, các cô bé sẽ phải cùng nhau đến đó để nghe xem người khác "Khóc ca" như thế nào.
Phong tục nơi đó, hát “khóc ca” là kỹ năng thiết yếu của phụ nữ. Nếu như xuất giá không biết hát “khóc ca”, người xung quanh sẽ châm chọc và giễu cợt. Sau khi về nhà chồng, bởi vì không biết hát “khóc ca”, cũng sẽ bị xem thường.
Mà “khóc ca” không chỉ yêu cầu phụ nữ hát vào đêm trước xuất giá và ngày xuất giá, mà còn yêu cầu vừa khóc vừa hát.
Nếu có trưởng bối qua đời, con gái và con dâu trong nhà đều phải hát “khóc ca”, không hát hoặc là hát không được, đều sẽ bị coi là bất hiếu. Cho nên, lúc phụ nữ nơi đó tham gia tang lễ của trưởng bối hoặc là thân thích đều phải biểu diễn bản lĩnh “khóc ca” một lần, âm thầm so xem ai khóc lớn tiếng hơn, ai khóc dài hơn, ai khóc khéo léo và đau lòng hơn…
Tóm lại, trình độ “khóc ca” càng cao sẽ càng được bạn bè và người thân coi trọng.
Nơi đó lưu truyền một câu nói như sau: "Nam sợ làm văn chương, nữ sợ khóc hai tiếng." Cho nên, học “khóc ca” là chuyện bắt buộc của nữ tử bản xứ trước khi xuất giá, không chỉ phải học mà còn phải học thật tốt.
Khóc tang cũng không dễ học, bởi vì nó chia làm ba phần: kinh, sáo đầu và tán khóc.
Cái gọi là "Kinh", chính là kết hợp với nghi thức mai táng, thủ tục khác nhau sẽ hát các bài hát khác nhau. Ví dụ như sau khi người chết, nàng dâu hoặc là con gái sẽ hát "Tắt thở kinh", lúc thay quần áo cho người c.h.ế.t sẽ hát "Lấy áo kinh", lúc chải đầu sẽ hát "Chải đầu kinh" …
Trình tự khác nhau sẽ hát những ca khúc khác nhau.
Cái gọi là "Sáo đầu", là một nội dung tương đối cố định, ví dụ như "Báo nương ân", "Mười hai tìm mẹ”, "Mỹ danh tháng mười hai", "Mười khổ não", "Bảy mươi hai khổ"...
Cuối cùng là "Tán khóc", ý nghĩa như tên, nội dung tán khóc không có hạn chế gì cả, toàn bộ đều là sự phát huy của bản thân. Có thể kết hợp với kinh nghiệm của mình hoặc là quan hệ với người c.h.ế.t mà hát, người càng có quan hệ mật thiết thì sẽ khóc càng chân tình.
Bởi vì nội dung không có sự hạn chế, có thể tự do phát huy, hiện trường thường thường khóc đến thương tâm gần chết, hát đến mức làm cho người bên ngoài đau lòng chua xót rơi lệ, có đôi lúc người ta còn liên tục khuyên can nhưng người khóc lại không thể tự kiềm chế…
Trong nghi thức mai táng truyền thống, khóc tang vô cùng được coi trọng.
Nếu như đi vào một gia đình đang tổ chức tang lễ mà giọng khóc tang không được "Vang vọng đất trời", mọi người đều sẽ cho rằng con cháu nhà này không đủ hiếu thuận. Cho nên, có một số nhà có trình độ khóc tang không quá cao, hoặc là muốn tràng diện khóc tang càng lớn để bày tỏ tình thâm ý thiết, đều sẽ dùng tiền thuê "người khóc tang".
Nghề nghiệp khóc tang đã có từ xưa.
Vào thời dân quốc, tại Quảng Châu, nghề nghiệp khóc tang còn được xưng là gọi miệng bà.