Những chuyện này diễn ra mà không quốc gia nào khác hay biết.
Không ai rõ Lạc Thư Văn đang làm gì, càng không biết anh muốn làm như thế nào, nhưng khi các thành quả khoa học được đặt trước mắt, mọi người lập tức hiểu ra.
Thành tựu khoa học đầu tiên của Lạc Thư Văn là chiếc “tàu Ngọc Thố” thế hệ đầu tiên, chịu trách nhiệm vận chuyển các vật tư không gian quy mô nhỏ, có thể thay thế các loại tên lửa đẩy nhỏ.
Khi chiếc “tàu Ngọc Thố” màu bạc được kiểm định bởi Viện Kỹ thuật Công nghiệp, rồi được đưa lên bệ phóng của máy bay hàng không, những kỹ sư ở cấp viện sĩ tại đây vẫn chưa hết ngơ ngác và hoang mang.
Nhìn các nhân viên từ Viện nghiên cứu Kỹ thuật cao tới lui, lắp đặt các thiết bị khác nhau lên “tàu Ngọc Thố”, viện sĩ Dương từ Cục Hàng không hỏi Lạc Thư Văn:
“Chủ nhiệm Lạc, thứ mà Viện Kỹ thuật cao của các anh lắp lên ‘tàu Ngọc Thố’ là cái gì vậy? Sao trông giống xe ăng-ten thế?”
Lạc Thư Văn giải thích:
“Đó là các thiết bị thăm dò bề mặt Mặt Trăng, tổng cộng 16 chiếc. Khi ‘tàu Ngọc Thố’ đáp xuống bề mặt Mặt Trăng, công việc chủ yếu của chúng ta là triển khai các thiết bị này theo hình thức ma trận bậc thang trên bề mặt Mặt Trăng. Sau đó, chúng sẽ kết hợp thành một mạng lưới thăm dò, sử dụng các công nghệ tiên tiến như thăm dò sóng siêu âm, thăm dò điện để tiến hành khảo sát chi tiết tài nguyên khoáng sản bên dưới bề mặt Mặt Trăng. Quá trình này kéo dài khoảng một năm. Đến sang năm, khi ‘tàu Ngọc Thố’ thế hệ hai cùng trạm không gian đáp xuống Mặt Trăng, chúng ta có thể thu thập dữ liệu từ các thiết bị thăm dò này để phục vụ khai thác.”
Viện sĩ Dương nghiêm giọng hỏi tiếp:
“Nhưng tôi thấy ngoài 16 xe ăng-ten, còn có 4 chiếc xe lớn với bánh khổng lồ. Vậy chúng là gì? Quan trọng hơn, ‘tàu Ngọc Thố’ có đủ nguồn năng lượng để bay đi bay về giữa Trái Đất và Mặt Trăng, nhưng các xe ăng-ten thì sao? Nguồn năng lượng của chúng là gì? Một năm là khoảng thời gian không ngắn, nếu không đủ năng lượng thì e rằng các thiết bị này sẽ hỏng trước khi hoàn thành nhiệm vụ.”