Ta Sống Lại Sau Khi Ở Góa

Chương 76



Nhìn xuyên qua hai cái lỗ do Trần Kính Tông khoét ra, Hoa Dương thấp thỏm nhìn vào trong.

Nàng trông thấy cha chồng đang ngồi ngay ngắn sau tịch án, ông ấy đang giảng giải 'Chương chính' trong [Luận Ngữ] cho bọn trẻ.

"Khổng Tử nói: Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ.*"

*道之以政, 齐之以刑, 民免而无耻: Chính trị dựa vào đạo, lấy quân làm hình phạt, dân mới không vô sỉ.

"'Đạo' là chỉ đạo và quản lý, 'Chính' là mệnh lệnh, 'Tề' là chỉnh đốn, 'Hình' là hình phạt, đã nhớ rõ chưa?"

"Nhớ rồi ạ!"

"Vậy được, Đại Lang nói một chút xem, những lời này là có ý gì."

Đại Lang đứng lên, từ góc nhìn của Hoa Dương thì chỉ có thể nhìn thấy một góc mặt của Đại Lang, khuôn mặt nhỏ kia vô cùng căng thẳng.

Y nhìn quyển sách trong tay, có lẽ là đang sắp xếp từ ngữ mà trong lúc này, Trần Đình Giám luôn nhìn y, không giận tự uy.

Cuối cùng, Đại Lang cũng nói: "Ý là, ý là dùng mệnh lệnh để dẫn dắt bách tính, dùng hình phạt để chỉnh lý bách tính, bách tính sẽ không phạm luật và cũng không cảm thấy bị sỉ nhục."

Mặt Trần Đình Giám không chút biểu cảm, ông ấy nhìn nơi khác, hỏi Nhị Lang: "Đại ca của con giải thích có đúng không?"

Nhị Lang đứng dậy, suy tư một lát rồi nói: "Vế trước thì đúng ạ, 'Dân miễn nhi vô sỉ' đại ca nói sai. Câu này hẳn là nói, mặc dù dân chúng e sợ hình phạt mà không dám phạm tội nhưng không thấy xấu hổ, không biết cái gì là lễ nghĩa liêm sỉ. Giống như lúc giết người phạm pháp vậy, không ai dám đi lạm sát kẻ vô tội, nhục hình không bằng hình phạt lại còn không hợp lễ, kẻ biết xấu hổ sẽ tự giác làm theo lễ giáo."

Hoa Dương vô thức gật đầu theo, đứa nhỏ Nhị Lang này nói rất tốt, còn biết lấy ví dụ chứng minh, rõ ràng dễ hiểu.

Nàng lại lo lắng nhìn Đại Lang.

Khuôn mặt nhỏ của Đại Lang đỏ lên, cúi thấp đầu.

Trần Đình Giám hừ một tiếng, ông ấy nhìn trưởng tôn và nói: "Uổng cho con là ca ca thế mà không hiểu tốt như đệ đệ. Đầu tiên, ý của những lời này không có gì khó, cho dù con không xác định được hàm nghĩa của câu cuối, cũng nên biết câu này là đối của câu 'Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sĩ thả cách' ở bên dưới chứ. Còn nữa, Khổng thánh nhân luôn chủ trương rằng chính trị nên dựa trên đức, đây là điều mà mỗi tiên sinh luôn nhấn mạnh khi giảng [Luận Ngữ], một bậc hiền nhân luôn tuyên dương lễ, sao lại cho rằng chỉ dùng luật pháp để quản bách tính là đủ? Phàm là con chịu suy nghĩ nhiều hơn một chút thì sẽ không phạm sai lầm nhỏ như thế này."

Lúc này mặt của Đại Lang không còn đỏ nữa mà trở nên tái nhợt, Hoa Dương cũng nghi ngờ là nếu cha chồng nói thêm gì nữa thì Đại Lang sẽ khóc luôn.

May thay, cha chồng đã nói.

Đại Lang ngồi xuống, Uyển Nghi ngồi bên cạnh lặng lẽ nắm lấy tay của đệ đệ ở dưới bàn.

Giảng xong đoạn này, giải thích xong hàm ý, Trần Đình Giám cho bọn nhỏ đọc lại ba lần.

Không hiểu sao Hoa Dương thở dài một hơi, người cũng rời khỏi hai cái chỗ bằng ngón tay kia.

Mặc dù Trần Kính Tông không lại gần nhìn nhưng hắn nghe được tiếng ở bên trong, hắn nhìn Hoa Dương rồi thấp giọng nói: "Nếu là nàng khi còn bé bị ông ấy nói như thế, nàng sẽ nghĩ thế nào?"

Hoa Dương mím môi.

Đổi thành là nàng bảy tuổi, bị cha chồng răn dạy không chút lưu tình trước mặt mọi người như thế, chắc chắn nàng sẽ khóc một trận.

"Phụ thân không quan tâm đến mặt mũi của Đại Lang sao?" Nàng nhỏ giọng nói.

Trần Kính Tông cười xùy nói: "Ông ấy nào để ý đến những thứ này, ông ấy sẽ chỉ cho rằng Đại Lang phạm sai lầm nên phải gánh chịu hậu quả, nếu biết xấu hổ thì lần sau không nên tái phạm nữa."

Hoa Dương im lặng một lát, nàng thở dài: "Có lẽ chỉ có người thông minh như Nhị Lang mới khiến cho phụ thân hài lòng, không phạm sai lầm cũng sẽ không cần lo bị phụ thân răn dạy."

Hoa Dương lại cảm thấy may mắn, luận thông minh, đệ đệ cũng không thua Nhị Lang.

Trần Kính Tông chỉ dùng ánh mắt như nhìn 'Tiên nữ ngốc' để nhìn nàng.

Tiếng đọc sách kết thúc, buổi giảng bài lại bắt đầu.

Hoa Dương 'mua chuộc' Uyển Nghi mới được buổi nghe lén hôm nay, thế là nàng muốn quan sát thêm một lát nữa, nàng tiếp tục đến chỗ lỗ ngón tay và nhìn vào trong.

Trần Đình Giám giảng đến đoạn tiếp theo, ông ấy bảo Nhị Lang đọc trước.

Lúc nãy Nhị Lang có biểu hiện tốt, biết tổ phụ rất hài lòng về mình nên vẻ mặt khó tránh khỏi lộ ra mấy phần đắc ý, y cầm sách lên, trầm bổng du dương đọc: "Khổng Tử nói: Ta năm mươi tuổi quyết chí học hành, mười ba nhi lập, bốn mươi chững chạc, năm mươi đoán được thiên mệnh, sáu mươi nghễnh ngãng..."

Hoa Dương vẫn chưa phát hiện ra có gì không đúng, bên cạnh bỗng vang lên tiếng cười của Trần Kính Tông.

Cùng lúc đó, bên trong truyền ra tiếng đập bàn cái 'bốp', dọa nàng giật nảy mình.

Không quan tâm đến Trần Kính Tông, Hoa Dương vội vàng nhìn vào bên trong.

Sau đó nàng nhìn thấy dáng vẻ giận dữ của cha chồng, người tức giận hô hấp sẽ nặng nề hơn, vừa thở nặng nhọc thì quả nhiên sợi râu của cha chồng cũng rung rinh theo.

Trần Đình Giám giận dữ đi đến chỗ của Nhị Lang: "Con lặp lại lần nữa, sáu mươi cái gì?"

Mặt Nhị Lang cũng trắng bệch, còn mang theo chút ngơ ngác, y nhích quyển sách lại gần căng thẳng lặp lại: "Sáu mươi nghễnh ngãng, à không, càng thính chứ!"

Hỏng bét, y đọc sai một chữ!

Mà từ 'nghễnh ngãng' cũng chẳng phải từ tốt đẹp gì, lúc y chơi trong hoa viên thường nghe quản sự răn dạy nha hoàn và gã sai vặt rằng bị điếc hay sao mà không nghe rõ mệnh lệnh!

"Giấy trắng mực đen viết rõ ràng, chuyện đơn giản như thế mà con cũng không làm được, sau này làm sao mà cống hiến cho đất nước!"

"Đừng cho là mình thông minh rồi dương dương đắc ý, giống như Phương Trọng Vĩnh vậy, khi còn bé thiên tư hơn người nhưng sau khi lớn lại tầm thường như bao người trong thiên hạ, nếu con không bớt kiêu ngạo thì con sẽ là người tiếp theo đấy!"

Nhị Lang đỏ bừng mặt nhưng tính tình của y hoạt bát hơn Đại Lang, da mặt cũng không mỏng như vậy, dù có sợ thì cũng không đến mức bị tổ phụ dọa khóc.

Hoa Dương đứng ngoài cửa sổ cảm thấy mình không cần phải ở đây nghe tiếp nữa.

Nàng nhìn Trần Kính Tông rồi im lặng đi xuống bậc thang.

Không bao lâu sau, hai phu thê trở về Tứ Nghi Đường.

Trần Kính Tông đi đến tịnh phòng một chuyến, sau khi rửa tay xong đi ra thì trông thấy nàng hậm hực dựa vào đầu giường, nghiêng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, không biết đang suy nghĩ gì.

Trần Kính Tông cũng không quấy rầy nàng, hắn ngồi ở trên giường, yên lặng quan sát nàng.

Hoa Dương đang nghĩ đến đệ đệ.

Đệ đệ có sự thông minh của Nhị Lang, cũng có sự mẫn cảm của Đại Lang, chỉ là đệ đệ được phong làm Thái tử từ sớm, sẽ không bị dọa như Đại Lang.

Hoặc là nói, đệ đệ giống Trần Kính Tông, hắn có dũng khí phản kháng lại cha chồng, chỉ là Trần Kính Tông chống lại một mình cha chồng là đủ rồi, sẽ không còn ai khác đến trấn áp hắn nữa, đệ đệ của nàng thì khác, trên đệ ấy còn có phụ hoàng và mẫu hậu. Phụ hoàng và mẫu hậu trừ thân phận là phụ mẫu thì còn phải gánh vác hoàng quyền, đệ đệ còn làm Thái tử bao lâu thì sẽ bị hoàng quyền trói buộc bấy lâu. Cho dù hắn ta có gan chống lại cha chồng thì phụ hoàng và mẫu hậu cùng gông xiềng lễ pháp nặng nề cũng sẽ vượt lên trên.

Kiếp trước, Hoa Dương vẫn nghĩ đệ đệ thật lòng kính trọng cha chồng.

Hoàng Thượng được hưởng đặc quyền, giống như Hoàng gia gia, phụ hoàng muốn thiên vị thần tử nào, cho dù có người đặt hết tội trạng của thần tử kia trước mặt họ. Hoàng gia gia và phụ hoàng sẽ nghĩ cách để cho qua, họ đều có thể bảo vệ người mà họ muốn bảo vệ.

Vậy nên kiếp trước dù cha chồng có phạm phải những tội kia, chỉ cần đệ đệ sủng ái cha chồng, chỉ cần đệ đệ muốn thì hắn ta sẽ bỏ qua hết chuyện cũ.

Đệ đệ không bảo vệ được cha chồng, là do đệ đệ ghét cái ác trong mắt không dung được hạt cát, không muốn làm một Hoàng đế bất công, hoặc trong lòng hắn ta vẫn còn hận cha chồng của nàng.

Trước kia Hoa Dương cảm thấy đệ đệ không cần phải hận cha chồng, là cha chồng cải cách khiến quốc khố sung túc, bách tính cơm no áo ấm, một thần tử tốt và trung thành với triều đình như vậy, sao Hoàng đế lại hận?

Nhưng hôm nay, khi Hoa Dương tận mắt nhìn thấy sự nghiêm khắc khi dạy học của cha chồng, bỗng nhiên nàng hiểu được đệ đệ hận cha chồng là có lý do.

Khi còn bé Trần Kính Tông hận cha chồng nhưng giữa hai người còn quan hệ phụ tử, Trần Kính Tông cũng hiểu cha chồng nghiêm khắc là vì mong con hơn người. Vậy nên sau khi lớn lên, Trần Kính Tông chỉ bất kính với cha chồng về mặt lễ pháp chứ không phải không nhận người phụ thân này.

Đệ đệ và cha chồng lại chỉ là quân thần, tình nghĩa thầy trò vốn chỉ là dệt hoa trên gấm nhưng lại bị sự nghiêm khắc của cha chồng làm cho biến thành thù hận.

Vậy nên trách đệ đệ vì tư hận nên mới đánh mất đại nghĩa ư?

Hoa Dương có thể trách nhưng đó là đệ đệ ruột của nàng, đệ đệ máu mủ của nàng, tất cả mọi người đều yêu cầu hắn ta phải làm một minh quân nhưng trừ Thái tử, hắn còn là một đứa trẻ bình thường. Hắn sẽ tức giận, sẽ ấm ức, kiềm chế lâu ngày lại còn thêm tuổi nhỏ bồng bột...

Người Trần gia, người đời sau đều có thể chỉ trích đệ đệ, Hoa Dương là tỷ tỷ, nàng buồn vì đệ đệ xúc động nhưng cũng thông cảm vì đệ đệ phải nhẫn nhịn không thể nào phát tiết buồn khổ.

Nàng hy vọng rằng, kiếp này nàng có thể thay đổi cách dạy dỗ của cha chồng, thế này thì đối với cha chồng hay đệ đệ đều tốt, một người có thể thoải mái còn một người sẽ không bị phụ lòng, liên lụy đến toàn tộc.

Lòng bàn tay hay mu bàn tay đều là thịt, đệ đệ chắc chắn là Hoàng đế đời tiếp theo mà giang sơn bách tính này cũng cần cha chồng.

Với cục diện trước mắt, tình cảm của Hoa Dương với đệ đệ và sự khâm phục dành cho cha chồng chẳng là gì cả.

Cảm xúc mãnh liệt dần lắng xuống, Hoa Dương thở phào nhẹ nhõm, khi nàng thu hồi ánh mắt từ bầu trời xanh bên ngoài cửa sổ mới phát hiện Trần Kính Tông đang ngồi đối diện nàng. Nàng dựa vào tường phía tây còn hắn dựa vào tường phía đông, một tay thả xuôi bên người, một tay gác lên đầu gối đang gập lại, vẻ mặt không rõ đang nhìn nàng.

Hoa Dương: "Sao lại nhìn ta như vậy?"

Trần Kính Tông: "Nhìn như vậy là nhìn như thế nào?"

Hoa Dương: "Dù sao thì cũng không giống sự lỗ mãng lúc bình thường của chàng."

Trần Kính Tông: "Có lẽ ta đã nghiêm chỉnh từ sớm, nàng mới phát hiện ra mà thôi."

Hoa Dương:...

Nàng trừng mắt liếc hắn một cái rồi ngó ấm trà trên bàn.

Trần Kính Tông tự giác rót một chén trà, sau đó bưng lại cho nàng.

Hoa Dương nhích đến cạnh giường, nàng đang định nhận chén trà thì Trần Kính Tông đẩy tay của nàng ra, nhất quyết muốn đút cho nàng.

Hoa Dương uống hai ngụm còn lại bị Trần Kính Tông uống hết sạch, hắn tiện tay để chén trà sang bên cạnh, sau đó đánh giá nàng rồi nói: "Nhìn nàng như không vui lắm, có phải nàng phát hiện phụ thân không tốt như nàng nghĩ không? Nàng không khâm phục ông ấy nữa, sau đó yêu ai yêu cả đường đi với ta cũng chẳng còn, bắt đầu hối hận về mối hôn sự này rồi?"

Hoa Dương:...

Nàng đúng là phục hắn luôn rồi: "Chàng nghĩ còn nhiều hơn ta nữa."

Trần Kính Tông: "Dù sao thì nàng là Công chúa, ta là Phò mã có thể bị nàng vứt bỏ bất cứ lúc nào, nếu chỉ là phu thê bình thường, ta còn cần lo lắng nàng sẽ chạy sao?"

Hoa Dương nhíu mày: "Chàng có ý gì? Nếu ta là khuê tú bình thường thì chàng có thể tùy ý đánh chửi hay sao?"

Trần Kính Tông: "Sao ta lại muốn đánh nàng? Ý của phu thê bình thường là ta không buông tay, cả đời này nàng chỉ có thể làm thê tử của ta."

Hoa Dương bị hai chữ trần trụi là 'thê tử' làm cho cảm thấy thật quê mùa.

"Yên tâm di, ta vẫn khâm phục phụ thân chàng như cũ, cũng không hối hận vì đến Trần gia."

Trái lại, Trần Kính Tông lại lộ vẻ phức tạp: "Ông ấy như thế mà nàng còn cảm thấy ông ấy tốt à?"

Hoa Dương cười: "Là quá nghiêm khắc thôi nhưng cũng không nghiêm khắc với ta mà, sao ta lại ghi hận ông ấy chứ?"

Trần Kính Tông bị cười trên nỗi đau kích thích, hắn đi mấy bước rồi xoay người, nhìn nàng nói: "Người ta nói phu thê là một thể, ta cứ nghĩ ta cho nàng nhìn thấy bộ mặt thật của ông ấy thì nàng sẽ đau lòng vì khi bé ta chịu khổ." Sau đó cũng không thiên vị phụ thân nữa!

Hoa Dương: "Đúng là Đại Lang khiến người ta rất đau lòng, da mặt của chàng dày còn hơn tường thành nữa, cần ai đau lòng đâu."

Trần Kính Tông:...